Hải Sơn Tùng – Hòn Ngọc Vùng Nhiệt Đới

Những người yêu Bonsai tại Indonesia bắt đầu chơi Hải Sơn Tùng từ thập niên 1980, nhưng chắc chắn rằng Hải Sơn Tùng đã được các nghệ nhân Nhật Bản và Đài loan sử dụng làm Bonsai trước đó khá lâu với cái tên Bantigue theo cách gọi của người Philippine. Tôi đã thấy bức ảnh của cây Hải Sơn Tùng trên trang bìa của tập ảnh Bonsai và lập tức có ấn tượng, không những vì vẻ đẹp của bộ lá nhỏ mà còn bởi vì vẻ đẹp tự nhiên mạnh mẽ của bộ lũa tự nhiên không bị hư hại trong môi trường nhiệt đới. Cũng vì lý do đó mà Hải Sơn Tùng là 1 chủng loại cây tuyệt vời cho việc xử lý lũa trong việc tạo hình Bonsai.

Hải Sơn Tùng với bộ lũa đẹp sau khi xử lý trong bộ sưu tập của ông Budi Sulistyo.
Hàng ngàn hòn đảo tại Indonesia – phần lớn trong số đó được hình thành bởi núi lửa và đá – là môi trường hoàn hảo cho việc tìm kiếm cây Hải Sơn Tùng, được biết dưới tiếng địa phương là Santigi.



Những cây Hải Sơn Tùng mới thu hoạch trong thiên nhiên chủ yếu được trồng trong cát núi lửa . Chúng sẽ được để trong bóng râm nhiều tuần lễ và đôi khi được bao phủ bởi túi nylon trong suốt để giữ ẩm cho cây . Phun sương cho cây nhiều lần trong ngày sẽ gia tăng khả năng sống sót cho cây. Khi cây ra chồi mạnh cũng là lúc di dời cây ra chỗ có nhiều nắng hơn. Đây cũng là thời điểm để ta bón phân và phun nước biển cho cây . Nước biển có thể lấy từ biển hoặc là từ nước máy với muối mà ta đang sử dụng . Điều này sẽ giúp cho cây khỏe mạnh hơn dù rằng Hải Sơn Tùng vẫn sống được khi không có nước mặn.

Hải Sơn Tùng thu thập được ngoài thiên nhiên.
Ngay sau khi cây phát triển khỏe mạnh thì cũng là lúc bắt đầu định hình và đi dây cho cây . Sẽ mất khoảng từ 6 tháng đến 1 năm để hình thành cây Hải Sơn Tùng được khai thác ngoài thiên nhiên và đó cũng là thời điểm thích hợp ta chuyển cây vào chậu bonsai. Cát cần phải được rửa sạch khỏi bộ rễ bằng cách sử dụng vòi hơi, trong khi thao tác nên chú trọng việc có thể làm tổn hại đến rễ mới đang phún ra . Hỗn hợp đất trộn mới sẽ bao gồm 75% cát và 25% đất mùn . Ngoài ra chúng ta nên để thêm một ít Fumdan - một loại thuốc trừ sâu dạng hạt màu tím - vào trong hỗn hợp đất trồng để trừ giun .

Hải Sơn Tùng là loại cây ưa nắng, đòi hỏi sự lưu thông không khí tốt , rất ưa phân bón và cũng đòi hỏi chế độ phun thuốc trừ sâu thường xuyên. Một vài loại bướm sẽ ăn lá và một số loại rệp nhỏ màu vàng hoặc trắng sẽ tấn công mặt dưới lá để hút nhựa làm cho lá bị khô và gây ra hiện tượng bỏ nhánh . Một loại côn trùng khác có thể sinh sản bằng cách đẻ trứng lên phần thân của nhánh để ấu trùng có thể ăn vào trong phần thân này và làm cho cây bị bỏ nhánh .Do đó có một số loại côn trùng mà ta muốn tiêu diệt chỉ bằng cách phun thuốc trừ sâu định kỳ.

Ấu trùng ăn nhánh cây

Rệp tấn công mặt dưới lá.
Cây Hải Sơn Tùng có khả năng chịu đựng được nguồn nước bẩn từ mương rảnh hoặc từ những đầm lầy .

Cây Hải Sơn Tùng là 1 nguồn nguyên liệu tuyệt vời để có thể sáng tạo ra những cây Bonsai đa dạng dáng thế và kích cỡ. Những chiếc lá nhỏ hoàn toàn phù hợp với tiêu chí Bonsai và khả năng phát triển tốt của cây - có thể đạt đến 3m- trong tự nhiên đã làm cho chúng trở nên mẫu cây khai thác ngoài thiên nhiên để làm Bonsai thêm hoàn hảo. Một vài cây Hải Sơn Tùng trong tự nhiên khoe bộ lũa tự nhiên tuyệt đẹp - đồng thời cũng cho ta thấy rằng chúng đã phải trải qua môi trường sống hết sức khắc nghiệt- là nguồn động viên để chúng ta sáng tạo xử lý làm cho bộ lũa trở nên tinh tế hơn .Cây Hải Sơn Tùng có nét đẹp hút hồn người xem do đó mà không quá lời khi tôi gọi nó là Hòn Ngọc Vùng Nhiệt Đới .

Bài được dịch từ Magazine of Bonsai.
Tác giả Budi Sulistyo .
Người dịch Nguyễn Hữu Đức.
Mới hơn Cũ hơn

Biểu mẫu liên hệ